Gỗ veneer sản xuất tủ bếp có bền không


Có thể hiểu đơn giản, gỗ tự nhiên là loại gỗ thịt được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, sau khi ngâm tẩm sấy có thể làm các loại sản phẩm nội thất theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer.




Tìm hiểu về gỗ Veneer

- Gỗ veneer là loại gỗ tự nhiên, gỗ veneer có độ dày mỏng khách nhau tùy vào 

 - Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, HDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên đẹp và thẩm mỹ. Bạn có thể tham khảo bài viết: So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

 - Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chất liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục và sử dụng làm các sản phẩm phù hợp trong thiết kế nội thất. 

 - Gỗ veneer là loại gỗ có độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó lại có ưu điểm là vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ, kỹ thuật trên nền ván công nghiệp.


 - So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người dùng hơn.

 - Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu. Ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.

 - Gỗ Veneer có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng và đồ gỗ nội thất có giá trị khác nhau, mặt khác loại gỗ này chống cong vênh, bề mặt sáng và có màu sắc tự nhiên.

 - Tuy nhiên gỗ veneer cũng có nhược điểm: do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer hạn chế về khả năng chịu nước, dễ bị hỏng, rạn nứt, vì vậy gỗ veneer chỉ được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước.

+ Ở các nước tiên tiến, việc sử dụng gỗ veneer để sản xuất ra các vật dụng nội thất và trang trí trong nhà khá rộng rãi. Họ ý thức được nguồn tài nguyên gỗ có hạn, cần có biện pháp bảo tồn và sử dụng gỗ tiết kiệm, đúng mục đích.

+Vậy tại sao chúng ta không sử dụng những loại gỗ này hoặc những sản phẩm gỗ công nghiệp để phục vụ chính cuộc sống của chúng ta. Sử dụng gỗ công nghiệp là một cách để góp phần bảo tồn thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta.

Ưu điểm của gỗ Veneer trong sản xuất tủ bếp:

So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người tiêu dùng hơn. Bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời thiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu. Đặc biệt, chất liệu gỗ cao cấp này có thể ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.


Nếu sử dụng cốt gỗ Finger ( tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.

Nhược điểm gỗ Veneer trong sản xuất tủ bếp::

Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, đồng thời phải ít di chuyển.


Previous
Next Post »