Để đảm bảo tính an toàn cho gia đình bạn nên tránh sử dụng những vật liệu dưới đây:
Gỗ tạp, tre trúc
Thời chiến tranh hoặc trong những giai đoạn nghèo khó, dân ta vẫn tận dụng những vật liệu như: gỗ tạp, tre trúc để dựng nhà. Tuy nhiên, trong thời đại mới người ta vẫn dùng những vật liệu này để dựng nhà, làm cửa nhưng tuyệt đối không dùng các loại cây cụt ngọn, beo đọt, sét đánh, có vết thương, hoặc bị sâu đục thân…. vào việc làm nhà. Bởi theo quan niệm phong thủy, người ta cho rằng, nó là những loại cây tật bệnh, khiếm khuyết và gieo tâm lý về sự bế tắc, thui chột, xui rủi cho gia chủ. Hơn nữa, trên thực tế thì loại cây như vậy đều không có chất lượng tốt, độ bền kém dễ bị ộp/mềm, mối mọt, hư hỏng. Mời bạn xem thêm một số mẫu cửa gỗ công nghiệp dành cho gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp 5 xu hướng thiết kế bếp độc đáo
Gỗ sao, sến, dên dên
Gỗ sao, sến và dên dên đều là những cây gố quý, thân cứng, thớ mịn, màu sắc đẹp và bền bỉ theo thời gian. Nhưng người dân miền Bắc lại rất kiêng kỵ làm nhà bằng vật liệu này, đặc biệt là sử dụng làm cột nhà, dừng vách, hay trang trí. Điều này cũng không khó để giải thích. Theo quan niệm dân gian, các loại gỗ kể trên chỉ là loại gỗ âm dùng cho thuộc tính âm, để đóng quan tài, đóng tàu, xuồng, bè… mà thôi. Người dân miền Bắc thường dùng gỗ Mít để dựng nhà, bởi cây gỗ này bản thân đã mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, lại có mùi thơm, bền chắc, đẹp mà lại dễ tìm kiếm.
Gỗ giáng hương
Không ai phủ nhận gỗ giáng hương là loại gỗ quí nhưng loại cây này đặc biệt kiêng kỵ không dùng đóng bàn, ghế, giường ngủ, ngựa gỗ vì nó là cây gỗ âm. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng giáng hương làm giường thì khi nằm ngủ sẽ bị đau nhức người; nếu làm ngựa, bàn ghế trong nhà thì khi lau chùi bằng nước sẽ ra màu đỏ như máu, gieo tâm lý không tốt cho gia đình.
Nếu đẽo tượng thờ bạn nên dùng gỗ huỳnh đàn (sưa, sam) là loại gỗ quí dùng chuyên để đóng những vật linh thiêng.
Nếu đẽo tượng thờ bạn nên dùng gỗ huỳnh đàn (sưa, sam) là loại gỗ quí dùng chuyên để đóng những vật linh thiêng.
Cây đòn dông
Bị cây đòn dông hay mái nhọn nhà hàng xóm đâm vào nhà mình, hoặc chĩa sang nhà mình trong Phong thủy gọi là Tiêm Xạ Sát, loại Tiêm Sát này mang sát khí của hành Hỏa, rất không tốt cho gia chủ, trước hết là gây cảm giác bất an cho người trong gia đình, nhất là những người có phòng ngủ ngay nó đâm vào. Cho nên khi lựa chọn cây đòn dông làm trái nhà không phải là dễ tìm. Đây là loại cây cho gỗ quý có độ bền chắc, đảm bảo nguyên vẹn, không có tì vết, không được chắp nối. Do yêu cầu khắt khe như vậy nên ngay từ khi rừng còn nhiều gỗ quý, dễ khai thác đã khó tìm được cây đòn dông cho ngôi nhà ba gian, hai chái. Ngày nay muốn tìm mua một cây đòn dông đủ quy cách sử dụng cho ngôi nhà 3 gian 2 chái là điều không dễ dàng. Hơn nữa, ảnh hưởng của cây gỗ đòn dông tới việc làm “bậc tam cấp” cũng khiến gia chủ phải dè chừng nếu lỡ may tính toán sai.
Bạn cần sắm nội thất cho ngôi nhà mới xây nhưng chưa biết mua ở đâu để được sản phẩm chất lượng mà giá hợp lý. Đến với nội thất Đức Khang bạn sẽ được tư vấn miễn phí và thoải mái lựa chọn các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất văn phòng cao cấp, giá bình dân.
Thiết kế bậc tam cấp thời xưa và nay đều có quy chuẩn riêng. Bậc tam cấp phải được bố trí sao cho khi bước chân lên hoặc xuống thì bước chân cuối cùng là chân phải. Nếu tính nấc thang sai, bước cuối cùng sẽ là chân trái, mà chân trái thường không phải là chân trụ, khi bước sẽ bị hẫng và té ngã, không an toàn. Đến thập niên 70 người ta lại đổi cách tính bậc tam cấp theo hướng sinh – lão – bệnh – tử. Với thứ tự lần lượt bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Chủ nhà rất kiêng nấc thang cuối cùng rơi vào chữ “bệnh” hay chữ “tử”. Đây là quan niệm có phần nhập nhằng pha trộn giữa Phật giáo và Lão giáo.
Quan niệm này khi bước vào thời kỳ kinh tế thị trường nhà cửa xây dựng ngày càng nhiều, nhiều kiểu dáng khác nhau thì việc tính toán bậc tam cấp nhà cửa, công trình càng được quan tâm. Vì thế, nhà cửa hiện nay dù cất theo kiểu truyền thống hoặc hiện đại thì bậc tam cấp, số nấc cầu thang đều được tính toán để làm sao nấc cuối cùng phải là chữ “sinh” hoặc chữ “lão”, tuyệt đối tránh chữ “bệnh”, chữ “tử”.
Nguồn: nội thất Đức Khang
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon