Mẹo đơn giản giúp rước may mắn vào nhà

Phong thủy trong cuộc sống, công việc đang là xu hướng được rất nhiều người đi theo. Nếu biết vận dụng thuật phong thủy tốt, gia chủ sẽ nhận được những nguồn khí bổ trợ tốt. Tuy nhiên, cũng có những việc làm không thuận với phong thủy, khiến họ chưa nhận được nguồn năng lượng tích cực. Dưới đây là những điều nên làm và nên tránh trong phong thủy:


Đối với cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần chú ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm căn bản sau đây: 
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà. 
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Cửa thông: Trong phong thủy, cửa thông luôn cần thiết. Tuy vậy, việc đặt cửa thất cách lại gây hậu quả xấu và lục đục trong nhà.

Một cánh cửa chính đối thẳng với cửa hậu thì vượng khí vào rồi ra đi quá nhanh, khiến nhiều cơ may đến và tuột đi khỏi tầm tay, khoảng cách 2 cửa này càng ngắn thì càng làm hoàn cảnh thêm khó khăn, nếu xa thì tốt hơn vì điều này giúp cho sự vận hành của khí được hanh thông. 

Hãy coi chừng cửa chính thông luôn nhưng hơi lệch đi, gây trở ngại cho sức khỏe, thường được gọi là “vết cắn trộm”, góc khung cửa sắt như dao cũng có tác dụng xấu. Hai cửa nằm trên đường song song mà so le nhau thì tạo sự chệch khí. 

Kích thước các cửa phải phù hợp. Sẽ tốt nếu cửa lớn mở vào các phòng rộng như phòng ngủ, phòng khách. Còn cửa nhỏ hơn cho nhà kho, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm…

Phong thủy phòng thờ

Phòng thờ luôn là không gian trang trọng và yên tĩnh nhất trong nhà. Chọn vị trí cũng như bài trí phòng thờ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình Việt. Không những thế, nhiều người tin rằng nếu biết bố trí hợp phong thủy, phòng thờ còn giúp mang lại vượng khí và may mắn cho gia chủ.



Khi thiết kế hay bài trí, sắp đặt cho không gian thờ cúng bạn phải chú ý tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm.

Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần.

Ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, có cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói. Bạn có thể dùng đèn hắt tường, những bóng đèn nhót, đèn thờ… Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần thích hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Trong phong thuỷ hiện đại, khu nhà vệ sinh có những đặc thù riêng, khác với những quan điểm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại. Dưới đây là một vài quan điểm phong thủy về thiết kế và bài trí nhà vệ sinh bạn cần chú ý:



Phòng tắm hay toilet kị đặt ở Đông Nam và Tây Nam

Theo thuyết phong thủy, trong một căn nhà, góc Đông Nam là cung vận may, góc Tây Nam là cung tình duyên và hôn nhân, góc Bắc là cung sự nghiệp. Như vậy, mỗi lần chúng ta tắm hay giật nước bồn cầu là mỗi lần Sinh Khí bị cuốn trôi nếu nhà vệ sinh tọa ở góc đó. Đó cũng có nghĩa là những may mắn, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả sự nghiệp sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước.

Theo phái Bát trạch thì nên đặt nhà vệ sinh ở Tây Bắc hoặc Đông ngôi nhà thì bình an.

Đại kị đặt nhà vệ sinh ở Bắc và Đông Bắc

Theo phong thủy, hung tướng của nhà vệ sinh rất mạnh, đặc biệt khi bố trí nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc (hậu quỷ môn) hay Bắc ngôi nhà. Nhà vệ sinh không nên đặt ở 2 phương Bắc và Đông Bắc: thường khiến nam, nữ chủ nhân mắc bệnh động mạch xơ cứng, gan cứng, mật kết sỏi đi lỵ, đau dạ dày, đại tiện bí, ăn bị trúng độc, khí huyết không lưu thông. Với người già thì sức khỏe càng không tốt.

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.
Previous
Next Post »